Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì được quan hệ tình dục?

by lvdhcm_ctv08

Tiêm phòng là một trong những biện pháp được khuyến cáo nhằm ngăn ngừa, phòng tránh một số bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, khi tiến hành, nhiều chị em thường thắc mắc rằng nếu đã quan hệ thì có tiêm phòng HPV được không. Vậy câu trả lời là gì, hãy cùng suckhoevagiadinh.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.

1. Tổng quan về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên thế giới. Ung thư cổ tử cung là bệnh xuất hiện ở vùng nối cổ tử cung và âm đạo của phụ nữ. Tại đây hình thành khối u lớn, phát triển nhanh chóng và khó kiểm soát. Hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhóm virus HPV nguy cơ cao. Hiện chưa có thuốc đặc trị virus HPV nên tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung được xem là cách hiệu quả nhất để để chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Đối tượng tiêm chủng:

Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung (vắc-xin HPV) được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ từ 9-26 tuổi. Vắc-xin sẽ phát huy tối đa hiệu quả đối với nhóm phụ nữ chưa từng nhiễm HPV và chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên trên thực tế vắc-xin vẫn có tác dụng với những người đã có quan hệ tình dục, thậm chí từng nhiễm HPV. Nguyên nhân vì:

  • HPV tồn tại nhiều chủng loại khác nhau.
  • Virus HPV dễ tái nhiễm (kể cả khi cơ thể đào thải vẫn có thể mắc lại).
  • Cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể không thể phòng tái nhiễm nhưng vắc-xin lại làm được điều này.

Những người chưa hoặc đã quan hệ tình dục đều được khuyến nghị nên tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung để giảm nguy cơ mắc bệnh và tránh lây nhiễm những chủng HPV mới.

2. Người đã quan hệ có tiêm HPV được không?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao và hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Do vậy mà để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên thực hiện tiêm phòng vắc xin HPV nhằm phòng tránh căn bệnh này. Hơn nữa, chích ngừa HPV còn hạn chế được nhiều bệnh lý khác do virus này gây ra như ung thư âm đạo, sùi mào gà, u nhú đường sinh dục,…

Tiêm vắc xin HPV là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay

Đã quan hệ có tiêm vaccine được không?

Hiệu quả của vắc xin HPV có kết quả tối đa khi tiêm cho những trường hợp nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 và chưa quan hệ tình dục. Do đó mà có nhiều người đặt ra nghi vấn: “Đã quan hệ có tiêm HPV được không?”. Đối với vấn đề này thì câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể tiêm vắc xin HPV khi đã quan hệ, tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao. Một lưu ý là trước khi tiêm phòng bạn cần phải xét nghiệm HPV để biết có bị nhiễm HPV hay không (đặc biệt là các type có trong vacxin phòng ngừa).

Cũng tương tự các loại vắc xin khác, việc tiêm phòng HPV mặc dù là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh nhưng điều này không có nghĩa sẽ loại bỏ được 100% khả năng phơi nhiễm với virus. Do vậy, để phát huy tối đa hiệu lực ngăn ngừa ung thư cổ tử cung cùng các căn bệnh liên quan khác thì nên thực hiện tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Virus HPV có đến hơn 100 tuýp khác nhau, tùy vào từng loại mà gây ra những bệnh lý trên cơ thể người. Thực tế, nhiều trường hợp sau khi đã quan hệ có thể phơi nhiễm với một hoặc vài chủng HPV. Việc tiêm ngừa sau khi đã quan hệ sẽ giúp chị em ngăn ngừa khả năng mắc các tuýp gây bệnh khác. Đồng thời, thực hiện tiêm phòng HPV sau khi đã bị nhiễm còn có tác dụng khắc phục tình trạng tái nhiễm tuýp virus vì điều này, hệ miễn dịch không thể làm được như vắc xin.    

3. Tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không? 

Tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không? 

Bên cạnh thắc mắc đã quan hệ có tiêm HPV được không thì còn có nhiều vấn đề khác mà hầu hết mọi người đều băn khoăn khi chích ngừa ung thư cổ tử cung. Một trong những điều mà cả nam lẫn nữ đều quan tâm là tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không hoặc chích ngừa sau bao lâu thì được quan hệ tình dục.

Thực tế hiện nay chưa có khuyến cáo về việc phải kiêng quan hệ khi tiêm HPV. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn thì nên có biện pháp bảo vệ chính mình mỗi khi giao hợp với bạn tình. Bởi vì nếu bạn đang trong quá trình tiêm ngừa HPV thì đôi khi cơ thể chưa sản sinh ra kháng thể để chống lại virus. Do đó nếu không có biện pháp an toàn, bạn vẫn có khả năng phơi nhiễm mầm bệnh. 

Trong những trường hợp có ý định mang thai thì cần phải chú ý về kế hoạch có con và tốt nhất là sau 3 tháng kể từ khi hoàn thành mũi vắc xin HPV cuối cùng. 

Cần có biện pháp quan hệ an toàn khi đang trong quá trình tiêm phòng HPV để hạn chế khả năng lây nhiễm virus

Những lưu ý về vấn đề tiêm phòng

Vắc xin HPV hiện nay có hai loại: 

  • Gardasil của Mỹ là vắc xin ngăn ngừa virus HPV tuýp 6, 11, 16, 18, phòng các bệnh bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục. 
  • Cervarix của Bỉ là vắc xin ngăn ngừa virus 16, 18 và chỉ có tác dụng phòng bệnh ung thư cổ tử cung. 

Những loại vắc xin nói trên chỉ có những công dụng phòng bệnh nhất đinh. Do đó, khi chích ngừa HPV, bạn cần phải chú ý rằng: 

  • Vắc xin chỉ có tác dụng phòng một số bệnh lý do virus HPV gây ra hay Cervarix chỉ ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Do vậy mà tiêm phòng không có nghĩa sẽ loại bỏ 100% khả năng bạn phơi nhiễm với virus và mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác. Do đó, cần phải có biện pháp quan hệ tình dục an toàn để hạn chế khả năng nhiễm HPV và các căn bệnh xã hội nguy hiểm khác.
  • Bạn đã tiêm phòng HPV nhưng định kỳ hàng năm vẫn cần phải làm xét nghiệm PAP-SMear để tầm soát ung thư cổ tử cung.
  • Hơn nữa, việc sử dụng các biện pháp an toàn còn giúp nữ giới ngăn ngừa khả năng mang thai khi đang trong quá trình chích ngừa ung thư cổ tử cung. Điều này sẽ đảm bảo hiệu quả của vắc xin và bảo vệ an toàn sức khỏe cho các chị em. 
  • Bạn cần phải tiêm đủ 3 mũi và đúng theo lịch trình, thời gian đã quy định để phát huy hiệu quả vắc xin. Nếu bạn bỏ ngang quá trình khi chưa hoàn thành xong mũi cuối cùng thì việc tiêm phòng có thể tiến hành lại ngay từ đầu nếu thời gian quá 2 năm. 
  • Trường hợp bạn mang thai khi đang trong quá trình tiêm phòng thì cần báo ngay với bác sĩ và hoãn lịch tiêm cho đến khi sinh xong. 
  • Nếu sau khi tiêm, bạn thấy vị trí đâm kim có biểu hiện như sưng, đỏ và đau thì lưu ý không dùng khoai tây hoặc chườm nóng giống như các thuốc khác. 
  • Trường hợp sau khi tiêm bạn có các biểu hiện bất thường như nôn ói, đau đầu, chóng mặt, nổi mẩn đỏ, mề đay, đau bụng,… thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý. 

Leave a Comment

các Bài viết liên quan

Thông tin doanh nghiệp

Đăng ký nhận tin

  • Copyright 2021 © SUCKHOEVAGIADINH.VN
  • A member of LAVENDER GROUP
%d bloggers like this: