Tác dụng và tác hại của muối đối với sức khoẻ

by lvdhcm_ctv08

Muối là gia vị quen thuộc của người Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng muối hợp lý và khoa học để phát huy tác dụng và hạn chế tác hại của muối đối với sức khỏe con người. Vay cùng suckhoevagiadinh.vn tìm hiều tác dụng và tác hại của muối đối với sức khoẻ qua bài viết này nhé!

Muối là gì?

–  Muối còn được gọi là Sodium chloride (NaCl). 40% khối lượng muối là Sodium và 60% là chloride.

–  Muối được coi là một nguồn giàu Sodium, từ “Muối” và “Sodium” thường được sử dụng thay thế cho nhau.

–  Một số loại muối còn chứa một lượng nhỏ các chất canxi, kali, sắt và kẽm.

–  Khoáng chất trong muối hoạt động như những chất điện phân quan trọng của cơ thể. Những khoáng chất này giúp cân bằng thể dịch, quá trình dẫn truyền thần kinh, và chức năng của cơ bắp.

–  Một lượng nhỏ muối có trong hầu hết thực phẩm. Muối thường được dùng để thêm vào thực phẩm giúp tăng gia vị.

–  Từ xa xưa, muối được dùng để chế biến thực phẩm, cho nhiều muối khi chế biến để ngăn sự phát triển của vi khuẩn, vi khuẩn là nguyên nhân khiến thực phẩm bị hư.

–  Muối được lấy từ hai nguồn chính: Từ mỏ muối và quá trình làm bay hơi nước biển hay từ nguồn nước giàu chất khoáng khác.

–  Thực tế là có nhiều loại muối. Những loại muối phổ biến bao gồm: Muối ăn, muối hồng Himalayan và muối biển.

Tác hại của muối đối với sức khoẻ khi ăn quá nhiều

Làm mất canxi

Theo Eat This, ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng canxi bị thải hồi qua phân. Vì thế, những người ăn mặn rất dễ bị loãng xương và nguy cơ gãy xương cao hơn những người có chế độ ăn nhạt.

Bệnh suyễn

Những bệnh nhân bị suyễn nếu ăn nhiều muối thì cơn suyễn sẽ nặng nề và thường xuyên hơn, có thể dẫn đến đột tử nếu vẫn duy trì thói quen đó.

Bệnh thận

Ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại, nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có vậy, muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.

Bệnh xương khớp

Ăn muối nhiều, uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều sẽ thải ra nhiều canxi qua đường nước tiểu, dẫn đến loãng xương.

Mất nước

Sau một đêm ăn nhiều đồ mặn như khoai tây chiên và bánh pizza, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy mất nước vào sáng hôm sau. Đặc biệt, nếu bạn ăn quá nhiều muối, cơ thể bắt đầu lấy nước từ các tế bào và kết quả là bạn bị mất nước. Ăn quá nhiều đồ mặn sẽ gây ra cảm giác khát, buồn nôn hoặc co thắt dạ dày, vì vậy hãy nhớ uống nhiều nước trong suốt cả ngày.

Táo bón

Khi chế độ ăn uống của bạn chứa quá nhiều muối, cơ thể sẽ hút nước từ ruột của bạn để giúp bù đắp lượng muối dư thừa trong máu. Điều này có thể làm giảm hàm lượng nước có trong chất thải, khiến việc đi ngoài cơ thể trở nên khó khăn hơn. Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến táo bón. Đảm bảo ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước để tránh bị táo bón.

Đầy hơi

Ăn quá nhiều thức ăn mặn, cơ thể của bạn có thể bắt đầu giữ nước, gây ra đầy hơi. Đây chính là tác hại của muối dễ thấy nhất. Giảm lượng nước tích tụ bằng cách chọn thực phẩm có hàm lượng natri thấp như đậu, các loại hạt không ướp muối và thịt gà không da thay vì các thực phẩm tẩm muối.

Tăng nguy cơ tim mạch

Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có nhiều muối có thể tàn phá sức khỏe tim mạch . Cụ thể, chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ. Để tránh những biến chứng có thể gây tử vong này, hãy duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, giảm tiêu thụ muối.

Bệnh cao huyết áp

Người có tiền sử cao huyết áp mà vẫn duy trì thói quen ăn mặn sẽ khiến bệnh thêm nặng và dẫn đến những nguy cơ tai biến khó lường.

Tác dụng của muối đối với sức khoẻ

Chữa nhiệt miệng

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp bạn giảm cơn đau và vết thương sẽ mau chóng lành lại. Chỉ cần pha một muỗng cà phê muối vào nửa cốc nước rồi súc miệng thật kỹ, lặp lại vài lần một ngày cho đến khi vết loét không còn ảnh hưởng bạn nữa.

Móng mọc ngược

Hiện tượng này xảy ra khi móng chân cong xuống và mắc kẹt trong da, thường xảy ra ở ngón cái, đem lại cảm giác đau đớn, khó chịu. Để giảm sưng và đau, người ta thường ngâm chân trong nước muối ấm nhiều lần trong ngày kết hợp với bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng lại.

Giảm tình trạng ngạt hoặc chảy nước mũi

Muối vốn được tin dùng để giúp cải thiện tình trạng hô hấp kém khi bị cảm lạnh, cảm cúm hay dị ứng. Đây là một giải pháp rất hữu hiệu về mặt kinh tế, bạn có thể dùng nước muối xịt mũi hoặc đơn giản là dùng nước muối tự pha để rửa mũi.

Vẩy nến và bệnh chàm

Ngâm mình trong loại nước muỗi giàu khoáng chất giúp dưỡng ẩm cho da và làm dịu vết mẩn đỏ. Và việc này sẽ giúp những người bị bệnh vẩy nến hoặc chàm giảm bớt phần nào cảm giác viêm nhức và khó chịu.

Ợ nóng

Baking soda cũng là một loại muối, có chứa bazơ giúp trung hoà axit trong dạ dày. Bạn chỉ cần khuấy ½ đến 1 muỗng cà phê baking soda với nước. Tuy nhiên, bạn cũng không nên thường xuyên sử dụng vì trong baking soda có chứa natri, có thể gây tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Vết côn trùng đốt

Hỗn hợp từ baking soda và một chút nước có thể giúp giảm tình trạng ngứa hoặc đau, sưng nhẹ. Nó cũng giúp chữa phát ban do dị ứng, phù mạch hoặc do tiếp xúc với các loại cây như thường xuân độc, cây sồi độc hoặc cây sơn độc.

Đau họng

Súc miệng bằng nước muối – khoảng ½ thìa cà phê muối hoà tan trong nước ấm – có thể làm dịu vết sưng và giảm cơn đau, ngứa cổ họng.

Mỏi chân

Hai cốc muối epsom hoà tan trong khoảng 3,7 lít nước ấm là một phương pháp phổ biến giúp điều trị chứng đau nhức chân. Muối epsom có magie, giúp cho cơ bắp của bạn làm việc hiệu quả. Vì không có bằng chứng nào cho thấy bạn có thể hấp thụ chất này qua da nên sử dụng nước ấm chỉ nhằm mục đích mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Nhu cầu muối mỗi ngày

Hằng ngày, mỗi người lớn cần khoảng 4-6g muối ăn, tương đương một nửa thìa cà phê (loại 5ml) gạt ngang muối ăn. Tuy nhiên, lượng muối ăn cần ít hơn rất nhiều vì muối còn có trong tất cả các loại thực phẩm tươi sống như thủy hải sản, thịt; thức ăn chế biến sẵn.

Lời khuyên chung để giảm lượng muối trong khẩu phần là ăn nhạt hơn so với khẩu vị, tăng cường các món luộc, hạn chế thực phẩm xào, rán, hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn hoặc chế biến ở ngoài hàng quán.

Tổng kết

Tóm lại, muối là gia vị thiết yếu trong cuộc sống, giúp bữa ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, cần điều chỉnh lượng muối vừa phải để tránh nguy cơ về sức khoẻ và tránh các tác hại của muối Trong Y học, muối được sử dụng để bào chế nhiều loại thuốc khác nhau. Và chúng ta có thể tự sử dụng nó để trị các bệnh thường gặp.

Nguồn: Tổng hợp

Leave a Comment

các Bài viết liên quan

Thông tin doanh nghiệp

Đăng ký nhận tin

  • Copyright 2021 © SUCKHOEVAGIADINH.VN
  • A member of LAVENDER GROUP