Cách giúp bạn vượt qua chứng sợ nói trước đám đông

by lvdhcm_ctv08

Hầu hết các tip giảm căng thẳng khi nói trước đám đông bạn thường được nghe, như cố gắng giữ bình tĩnh hay tập luyện thật nhiều ở nhà, trong thực tế đều ít khi có hiệu quả. Hãy cùng suckhoevagiadinh.vn tìm hiểu ngay các cách giúp bạn vượt quá chứng sợ nói trước đám đông nhé.

1. Sắp xếp ý tưởng

Khi bạn sắp xếp tất cả những ý tưởng và tư liệu ổn thỏa, điều đó sẽ cho phép bạn trở nên thư giãn và bình tĩnh hơn rất nhiều. Khi những ý tưởng của bạn rõ ràng và có tổ chức, nó sẽ giảm rõ rệt nỗi lo sợ giao tiếp vì khi đó bạn có khả năng tập trung vào những điều trọng tâm, và trình bày một bài phát biểu tuyệt vời.

2. Luyện tập và chuẩn bị bài nói một cách kĩ càng

Không gì có thể thế chỗ cho việc luyện tập và chuẩn bị bài nói của bạn. Viết ra đoạn thoại cho những ý chính trong bài nói của bạn, nhưng đừng đọc y chang những gì bạn viết trong đoạn thoại đó. Chuẩn bị bài nói của bạn thật kỹ để bạn có thể trả lời bất kỳ câu hỏi bất chợt nào được đưa ra.

3. Xóa bỏ nỗi sợ bị từ chối

“Nhỡ khán giả không thích bài nói của tôi thì sao? Sẽ ra sao nếu họ la ó đòi tôi phải xuống sân khấu?” Cố gắng loại trừ nỗi sợ hãi bị từ chối. Khán giả ngồi ở đó nghe bạn nói chuyện chắc chắn vì một lí do nào đó.

4. Tập trung vào những dòng chảy

Khi bạn trình bày, hãy cố gắng đi theo một nhịp điệu hay một mạch chuyện cụ thể. Giữ cho các câu nói ngắn gọn, đi thẳng vào ý chính và hãy lặp lại các ý chính đó trong bài. Những đoạn ngắt/nghỉ ngắn giữa các ý sẽ khơi gợi sự tò mò nơi khán giả về điều tiếp theo bạn sắp sửa trình bày.

5. Cải thiện chứng sợ nói – Tự quan sát bạn qua gương

Luyện tập bài phát biểu của bạn trước gương như thể bạn đang nói chuyện trực tiếp với một ai đó. Nếu bạn thực sự muốn luyện tập để cải thiện kĩ năng nói chuyện trước đám đông thì…

Giữ sự tập trung vào:

  • Biểu cảm gương mặt của bạn
  • Các điệu bộ cơ thể
  • Các bước di chuyển người
  • Sự nồng nhiệt mà bạn thể hiện

Sự đĩnh đạc và điệu bộ bình tĩnh khi nói chuyện sẽ giúp bạn thể hiện sự nồng nhiệt tốt hơn đến khán giả.

6. Cải thiện chứng sợ nói – Ghi âm giọng nói của bạn và cải thiện nó

Ghi âm bài nói chuyện vào điện thoại hoặc máy quay phim. Ghi âm bài trình bày bài phát biểu của bạn từ đầu cho đến cuối. Sau đó đem ra nghe hoặc xem lại nó, ghi chú lại để biết làm thế nào có thể điều chỉnh nó tốt hơn. Một vài người trong chúng ta thường không thích nghe âm thanh chính giọng nói của mình qua ghi âm, vậy nên điều quan trọng là bạn cần làm quen với giọng nói và phong cách nói của chính mình. Và điều này sẽ giúp bạn trị được chứng sợ nói.

7. Cải thiện nhịp thở của bạn

Khi bạn tập trung vào nhịp thở của mình, giọng của bạn sẽ tự nhiên to rõ và bạn sẽ cảm thấy cơ thể thư giãn. Thở điềm tĩnh và tập trung để đưa giọng nói vào một nhịp điệu. Mặc dù đây là một bài tập về phát biểu trước đám đông, nhưng luyện tập cột hơi cũng sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện sự rõ ràng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

8. Cải thiện chứng sợ nói – Luyện tập thêm nữa…

Khi có ai đó hỏi Connector làm sao anh có thể xây dựng một khả năng giao tiếp hiệu quả và cải thiện kĩ năng nói chuyện trước công chúng, Connector thường dẫn lời của Elbert Hubbard với anh ấy, nó như thế này, “Cách duy nhất để học cách giao tiếp là giao tiếp và giao tiếp, và giao tiếp và giao tiếp, và giao tiếp và giao tiếp và lại giao tiếp.”

9. Thực hành bài nói của bạn trước một người khác

Sẽ có rất nhiều người bạn có thể luyện tập cùng. Hãy đảm bảo rằng người đó nên hoàn toàn trung thực khi đưa ra nhận xét cho bạn.

Ví dụ về những người bạn có thể luyện tập cùng:

  • Một nhân vật quan trọng
  • Bạn bè của bạn
  • Ba mẹ của bạn
  • Hay chú chó nhà bạn

Nói chuyện trực tiếp với một người khác sẽ giúp bạn thư giãn và cho phép bạn trải qua việc tiếp nhận những lời nhận xét từ người khác. Nếu những người đó có câu hỏi gì cho bài phát biểu của bạn, thì khả năng cao những thành viên trong khán giả cũng sẽ có những câu hỏi tương tự.

10. Cải thiện chứng sợ nói – Những lớp học về nói chuyện trước đám đông

Tìm cho bạn một người huấn luyện viên hay người thầy có nhiều kinh nghiệm. Ngoài kia có rất nhiều nhóm mà bạn có thể tham gia học nghệ thuật nói chuyện trước đám đông. Một nhóm có thể như Toastmasters, đây là một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích giúp đỡ mọi người vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách cho họ cơ hội luyện tập những chủ đề lặp đi lặp lại.

11. Khởi động nhẹ trước khi bạn diễn thuyết

Luyện tập trước bài thuyết trình sẽ giúp cho máu của bạn tuần hoàn và đưa oxy tới não. Hãy đi bộ một vòng trước khi thuyết trình hoặc làm vài động tác gập tay, chân, đầu gối.

Kỹ thuật nhỏ này là một trong những mẹo giao tiếp yêu thích của Connector. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi những điều mà những dòng máu nhỏ khi được lưu thông có thể giúp ích.

Leave a Comment

các Bài viết liên quan

Thông tin doanh nghiệp

Đăng ký nhận tin

  • Copyright 2021 © SUCKHOEVAGIADINH.VN
  • A member of LAVENDER GROUP