Cách trị nổi mề đay mẩn ngứa tại nhà thường được áp dụng trong trường hợp bệnh mới phát và có mức độ nhẹ. Hầu hết các mẹo chữa này đều tận dụng nguyên liệu tự nhiên để tiêu sẩn đỏ, giảm phát ban, ngứa ngáy và khó chịu. Hãy cùng suckhoevagiadinh.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Trị mề đay bằng phương pháp chườm lạnh
Chườm lạnh là cách giảm đau và giảm ngứa nhanh chóng. Khi thực hiện phương pháp này, cảm giác lạnh buốt sẽ khiến các mạch máu co lại, giúp ngăn chặn sự tích tụ độc tố trên da – một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nổi mề đay. Mặt khác, người bệnh cũng cảm thấy dễ chịu hơn, cơn ngứa cũng sẽ nhanh chóng biến mất.
Chuẩn bị: 1 túi chườm chuyên dụng hoặc một chiếc mềm để bọc đá.
Cách trị mề đay tại nhà thực hiện như sau:
- Áp trực tiếp túi chườm hoặc khăn bọc đá vào vùng da bị mẩn ngứa, giữ yên trong khoảng 15 – 20 phút.
- Để da nghỉ khoảng 20 phút rồi tiếp tục thực hiện như trên, lưu ý không nên chườm liên tục để tránh làm da bị bỏng lạnh.
Cách trị nổi mề đay tại nhà với lá nha đam
Từ lâu, nha đam đã trở thành nguyên liệu quý giá trong nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, loài cây này còn được nhiều người sử dụng trong các cách trị nổi mề đay tại nhà. Với hàm lượng lớn các hoạt chất thiết yếu như Glycoprotein, Acid Cinnamic, Vitamin,… nha đam không chỉ có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm, mà còn kích thích cơ thể đào thải độc tố, se khít lỗ chân lông.
Chuẩn bị: 1 tàu lá nha đam to còn tươi.
Cách trị mề đay nhanh nhất với nha đam thực hiện như sau:
- Lột bỏ vỏ rồi tách lấy phần nhựa trong lá nha đam.
- Bôi trực tiếp nhựa nha đam lên những vùng da bị tổn thương, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy cảm giác dịu mát, dễ chịu trên da.
- Sau đó, dùng tay massage nhẹ nhàng để tinh chấm thấm sâu vào bên trong, loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
Cách chữa với lá bạc hà
Bạc hà là loại cây có mùi thơm mát, chứa hàm lượng lớn Menthol – một hoạt chất gây mê tự nhiên. Khi tiếp xúc và thẩm thấu vào da, hoạt chất này có tác dụng giảm đau và làm dịu da tại chỗ, đồng thời ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn bên trong.
Thảo dược này được sử dụng rộng rãi với nhiều công dụng như làm thành phần trong nước súc miệng, kem đánh răng, thuốc xịt thơm miệng và kẹo cao su đặc biệt là trong các cách trị nổi mề đay tại nhà.
Chuẩn bị: Lá bạc hà tươi 1 nắm nhỏ.
Cách trị mề đay tận gốc với lá bạc hà thực hiện như sau:
- Lá bạc hà sơ chế và rửa sạch với nước.
- Vò nhàu lá hoặc bỏ vào cối giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên da. Nếu chứng nổi mề đay tiến triển trên diện rộng, bạn có thể cho phần lá đã giã vào hòa chung với nước tắm để vệ sinh cơ thể.
- Bạn cần lưu ý rằng, lá bạc hà và rau húng lủi tương đối giống nhau về hình dạng bên ngoài, do đó bạn cần phân biệt kỹ trước khi sử dụng.
Chữa bệnh tại nhà bằng trà hoa cúc
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ rằng trà hoa cúc là thức uống bổ dưỡng, có tác dụng thư giãn tinh thần, ngăn ngừa các bệnh lý có liên quan đến tình trạng stress và căng thẳng đầu óc. Bên cạnh đó, loài hoa này cũng chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa – nguyên liệu quan trọng tham gia vào quá trình bài tiết bã nhờn trên da. Do đó, sử dụng trà hoa cúc đúng cách được xem là phương pháp trị nổi mề đay hiệu quả từ bên trong.
Chuẩn bị: 10g bạch cúc khô và 10ml mật ong nguyên chất.
Cách trị nổi mề đay tại nhà thực hiện như sau:
- Bỏ hoa cúc vào ấm trà, tráng qua với nước sôi rồi đổ bỏ nước.
- Sau đó thêm khoảng 150ml nước sôi vào ấm, chờ trong 3 phút là có thể bắt đầu thưởng thức.
- Khi uống, người bệnh rót trà ra từng chén nhỏ, pha thêm với một chút mật ong để tăng hương vị.
Cách điều trị bệnh đơn giản bằng bột yến mạch
Yến mạch là thực phẩm quen thuộc với nhiều chị em trong quá trình giữ gìn vóc dáng. Không những vậy, bột yến mạch còn được dân gian sử dụng nhiều để chữa bệnh ngoài da, đặc biệt là nổi mề đay khắp người. Sở dĩ cách chữa này được nhiều người tin tưởng đến vậy là nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào, tính kháng viêm, dưỡng ẩm và giảm ngứa hiệu quả của yến mạch. Cách trị nổi mề đay tại nhà này phù hợp với cả người lớn và làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Chuẩn bị: 100 – 200g bột yến mạch.
Cách chữa mề đay hiệu quả nhất với yến mạch gồm các bước sau:
- Hòa chung bột yến mạch với nước tắm.
- Đợi đến khi bột tan hết thì ngâm mình trong bồn khoảng 15 phút, sau đó tắm lại bằng nước sạch.
Nước cây phỉ – cách chữa bệnh nổi mề đay
Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh đánh giá cao nhờ tác dụng làm sạch sâu, thu nhỏ lỗ chân lông và cấp ẩm hiệu quả từ cây phỉ. Không những vậy, các hoạt chất trong lá cây còn có tác dụng kiểm soát bã nhờn, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, từ đó cải thiện các bệnh lý ngoài da như nổi mề đay, viêm da cơ địa,…
Chuẩn bị: Vỏ cây phỉ 10g.
Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng vỏ cây phỉ thực hiện như sau:
- Rửa sạch vỏ cây rồi nghiền nhỏ, sau đó bỏ vào đun với một chút nước sôi.
- Chờ đến khi hỗn hợp nguội bớt thì dùng để thoa lên những vùng da bị tổn thương. Kiên trì thực hiện vài ngày cơn ngứa sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Gừng tươi – Cách trị nổi mề đay nhanh nhất
Gừng tươi không chỉ là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn gia đình mà còn mang lại nhiều công dụng hữu ích cho người dùng. Từ nhiều đời nay, cha ông ta đã sử dụng gừng tươi để trị tăng huyết áp, chứng lạnh bụng và đặc biệt là trong các cách trị nổi mề đay tại nhà.
Chuẩn bị: 50g củ gừng tươi, 100g đường thẻ và một nửa bát giấm chua.
Cách chữa mề đay nhanh nhất bằng gừng tươi thực hiện như sau:
- Gừng tươi nạo vỏ rồi rửa sạch với nước, sau đó thái thành từng lát mỏng.
- Cho gừng, giấm và đường thẻ vào nồi nước, đun sôi trên lửa nhỏ liu riu trong khoảng 10 phút.
- Phần nước cốt thu được chia làm 3 – 4 lần uống hết trong ngày, mỗi lần dùng 1 thìa pha với 50 – 70ml nước ấm.
- Tuy nhiên, cách chữa này không phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường.
Cách trị bệnh mề đay dân gian bằng lá tía tô
Đến nay, hiệu quả của cách chữa mề đay bằng lá tía tô đã được nhiều thầy thuốc Đông Y chứng nhận. Theo các Y học cổ truyền, tía tô là thảo dược có tính ấm, khả năng giảm ngứa và điều trị các nốt mẩn đỏ nhanh chóng, phù hợp với những bệnh nhân bị nổi mề đay.
Chuẩn bị: Lá tía tô tươi khoảng 200g.
Cách chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng lá tía thực hiện theo các bước:
- Lá tía tô rửa sạch rồi bỏ vào máy xay cùng 1 lít nước.
- Đổ hỗn hợp nước vào nồi, đun sôi và lọc bỏ bã.
- Chờ nước nguội thì chia thành 3 – 5 phần và uống cách ngày, kiên trì thực hiện sau 1 tháng sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
- Bạn cũng có thể kết hợp đắp bã lã lên da để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
Cách chữa nổi mề đay tại nhà với khế chua
Từ lâu, lá khế chua đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da như dị ứng, viêm da cơ địa và đặc biệt là chứng nổi mề đay. Bởi lẽ, lá khế chua có hàm lượng chất oxy hóa dồi dào, giúp thúc đẩy hoạt động tái tạo của các tế bào da, đồng thời ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại.
Chuẩn bị: Một nắm lá khế chua còn tươi.
Cách chữa nổi mề đay mẩn ngứa với lá khế chua thực hiện như sau:
- Nhặt bỏ lá hỏng và rửa sạch với nước, sau đó bỏ và cối giã nhuyễn.
- Trộn lá khế chua với một chút muối tính và đắp trực tiếp lên những vùng da bị nổi mề đay.
- Sau 15 phút thì bỏ bã lá và rửa sạch lại với nước.
- Lưu ý cách trị nổi mề đay này chỉ có tác dụng khi dùng lá khế chua, lá khế ngọt không chứa những hoạt chất cần thiết để trị bệnh.