Muốn chặn đứng lối vào của cảm cúm, viêm hô hấp, viêm họng,… mỗi mùa đông, chị em đừng tiếc 15 phút vào bếp và chuẩn bị ngay loại “thần dược” được làm từ tỏi và mật ong. Hãy cùng suckhoevagiadinh.vn tìm hiểu ngay công thức tỏi ngâm mật ong trị cảm cúm sau đây nhé.
Công dụng của tỏi ngâm cùng mật ong
Tỏi là loại gia vị có mặt trong hầu hết căn bếp của người Việt, không chỉ có tác dụng tăng hương vị món ăn mà còn rất giàu dinh dưỡng và có thể hỗ trợ phòng, điều trị nhiều bệnh. Tỏi có hàm lượng selen và germanium cao, đặc biệt, hàm lượng germanium này còn cao hơn nhiều so với các dược liệu như trà đỏ, nhân sâm, trà xanh…
Germanium là chất giúp tăng cường tế bào oxy gấp 1,5 thậm chí gấp 2 lần bình thường giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, chất này còn giúp tăng cường lưu thông máu, giải phóng các nguồn năng lượng xấu ra khỏi cơ thể, bảo vệ tế bào hồng cầu, làm nền tảng cho khả năng phục hồi và cải thiện sức khỏe.
Đặc biệt, tỏi còn giàu allicin, một hợp chất phytonutrient có trong tỏi, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, có khả năng chống nhiễm trùng, chống lão hóa, tốt cho sức khỏe tim mạch. Allicin không có trong tỏi tươi mà chỉ có tiền chất của allicin là alliin. Chỉ khi tỏi được băm nhuyễn thì các enzyme trong tỏi mới được kích hoạt làm alliin chuyển đổi thành allicin.
Tỏi ngâm mật ong được coi là “thần dược” cho sức khỏe nhờ công dụng kháng virus và trị ho/viêm họng. Selen và allicin cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác trong tỏi có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, diệt khuẩn. Trong khi đó, mật ong có thể giúp tiêu đờm giảm đau rát cổ họng, hỗ trợ phục hồi tổn thương ở niêm mạc họng.
Đây là phương pháp điều trị thay thế thuốc kháng sinh rất tốt, đặc biệt phù hợp với trẻ trên 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Cách làm
Để cho ra đời loại “thần dược” này, chị em cần chuẩn bị: 100ml mật ong nguyên chất, 15g tỏi và 1 bình thủy tinh có nắp chặt.
Bạn nên chọn nhánh tỏi già hoặc tốt nhất là tỏi đen Lý Sơn.
– Bước 1: Sơ chế tỏi
Trước hết, bạn bóc vỏ từng tép tỏi, chần sơ qua nước nóng để làm sạch. Để tỏi ráo nước rồi dùng dao thái lát mỏng hoặc băm nhuyễn. Khi lấy tỏi để làm tỏi ngâm cùng mật ong, bạn tuyệt đối không nên rửa tỏi bằng nước lạnh để tránh làm hư.
– Bước 2: Ngâm tỏi với mật ong
Chị em đừng quên khử trùng lọ đựng bằng nước sôi và để cho bình thật khô trước khi cho tỏi và mật ong vào nhé!
Tỷ lệ “vàng” để làm tỏi ngâm mật ong là 100ml mật ong/15g tỏi.
Sau khi thêm tỏi đã thái lát/băm nhuyễn vào lọ cùng mật ong, đậy nắp và ngâm trong khoảng 14-20 ngày là bạn có thể sử dụng hỗn hợp dung dịch này.
Thời điểm mà các thành phần dinh dưỡng trong mật ong và tỏi phát huy được tất cả các lợi ích mà nó mang lại là vào buổi sáng sớm, khi bạn vừa thức dậy. Vì thế, bạn chỉ cần uống trực tiếp 1 thìa cà phê tỏi mật ong trước khi ăn sáng khoảng 15 – 20 phút, nếu cảm thấy hơi khó uống thì bạn có thể hòa cùng với một cốc nước ấm để uống.
Bạn cũng có thể uống mật ong ngâm cùng tỏi vào buổi tối, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng. Lúc này, cơ thể đã tiêu hóa gần hết lượng thức ăn nên sẽ hấp thu chất dinh dưỡng từ mật ong dễ dàng hơn, cũng không quá gần giờ đi ngủ khiến các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động với cường độ cao hơn.
Ngoài ra, uống hỗn hợp tỏi mật ong khi bụng đói, chưa có gì sẽ giúp cơ thể hấp thu các chất một cách tốt hơn.
Cách dùng tỏi ngâm với mật ong phổ biến
- Có thể ăn mỗi ngày 1 tép tỏi nhỏ để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp, cổ họng, tiêu hóa đặc biệt vào mùa lạnh
- Hoặc sử dụng ngay khi có dấu hiệu của cảm cúm, khó chịu
- Ăn trực tiếp hoặc pha them 1 chút nước ấm khoảng 40-45 độ C uống từ từ để làm dịu cổ họng